Khoa Điện – Điện tử được thành lập vào ngày 30 tháng 5 năm 1962. Trải qua 63 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, với đội ngũ cán bộ giảng dạy không ngừng phát triển về số lượng, được chuẩn hoá về chất lượng cùng với cơ sở vật chất quy mô, hiện đại, với sự đa dạng hoá ngành nghề đào tạo, Khoa Điện – Điện tử luôn là một địa chỉ tin cậy về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ có uy tín và vị thế được khẳng định trên địa bàn thành phố Hải Phòng và cả nước, góp phần vào công cuộc dựng xây và phát triển đất nước. Khoa Điện – Điện tử là nơi cung cấp nền tảng kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp luận khoa học. Những thành tựu đã đạt được hơn nửa thế kỷ qua là minh chứng thực tế và tin cậy cho điều đó.
1. Công tác giảng dạy, đào tạo và quản lý sinh viên, học viên
* Chức năng, nhiệm vụ:
Khoa Điện – Điện tử được Nhà trường giao trọng trách đào tạo cả bậc đại học và sau đại học trong đó:
+ Đào tạo bậc Đại học cho 04 chuyên ngành: Điện tự động giao thông vận tải, Điện tự động công nghiệp, Điện tử – Viễn thông và Tự động hóa hệ thống điện. Trong đó chuyên ngành Điện tự động công nghiệp có đào tạo hệ Chất lượng cao.
+ Đào tạo thạc sỹ cho 02 chuyên ngành: Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá và Kỹ thuật điện tử viễn thông.
+ Đào tạo tiến sỹ ngành: Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa.
* Giảng dạy và quản lý sinh viên, học viên:
Hiện nay Khoa đang quản lý 20 lớp Đại học chính quy, với số lượng hơn 1800 sinh viên; giảng dạy các lớp Cao học và hướng dẫn nghiên cứu sinh.
Khoa đang kết hợp với Trung tâm giáo dục thường xuyên của Nhà trường giảng dạy một số lớp Đại học hệ Vừa làm vừa học và Liên thông.
Ngoài ra, Khoa tham gia đào tạo nhiều lớp Đại học của các ngành khác của Trường.
* Công tác huấn luyện:
Tham gia huấn luyện sỹ quan Điện tàu thủy, sỹ quan hàng hải, an toàn cơ bản và nâng cao cho thuyền viên theo yêu cầu công ước quốc tế STCW 78/2010.
Huấn luyện đặc biệt cho thuyền viên: Mô phỏng RADAR/ARPA, GMDSS…
* Về qui mô đào tạo:
Từ ngày thành lập đến nay đã đào tạo: trên 5000 kỹ sư, 200 thạc sỹ, gần 400 Điện trưởng và Sĩ quan điện.
Khoa đã đổi mới toàn diện chương trình đào tạo cho 4 chuyên ngành đại học hệ chính qui theo chuẩn CDIO hệ 4 năm.
Xây dựng mới chương trình đào tạo sĩ quan điện tàu thủy theo công ước STCW78/2010, đã đưa vào giảng dạy, huấn luyện các lớp sĩ quan điện từ năm 2015 phục vụ cho ngành vận tải biển Việt Nam.
2. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên
Hiện nay Khoa có 46 Cán bộ giảng viên và công nhân viên, biên chế vào 4 bộ môn:
+ Bộ môn Tự động hóa hệ thống điện : 12 CBGV
+ Bộ môn Điện tự động tàu thủy : 11 CBGV
+ Bộ môn Điện tự động công nghiệp : 13 CBGV
+ Bộ môn Điện tử – Viễn thông : 10 CBGV
Trình độ học vấn của giảng viên hiện nay như sau:
+ Phó Giáo sư : 09
+ Tiến sỹ : 13
+ Thạc sỹ : 34
+ Giảng viên chính : 14
+ Điện trưởng : 14
+ Đài trưởng : 07
+ Nghiên cứu sinh : 13 (trong nước: 05 và nước ngoài: 08)
Trong Khoa có một Đảng bộ cơ sở gồm 43 đảng viên và 04 Chi bộ trực thuộc.
Công đoàn Khoa gồm 46 công đoàn viên sinh hoạt theo 4 tổ công đoàn, Liên chi đoàn Thanh niên CSHCM của Khoa có gần 2000 đoàn viên sinh hoạt tại 26 chi đoàn sinh viên và 01 chi đoàn giáo viên.
3. Xây dựng cơ sở vật chất
Nhà trường đã trang bị cho Khoa các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập:
+ Phòng thí nghiệm Hệ thống Tự động hóa
+ Phòng thí nghiệm Kỹ thuật điện tử
+ Phòng thí nghiệm Máy điện và Cơ sở truyền động điện
+ Phòng thí nghiệm Đo lường và kỹ thuật điện
+ Phòng thí nghiệm Điều khiển quá trình công nghệ
+ Phòng thí nghiệm Lập trình điều khiển hệ thống
+ Phòng thí nghiệm Mô hình hóa và Mô phỏng
+ Phòng thí nghiệm mô phỏng hệ thống điện
+ Phòng thí nghiệm bảo vệ rơ le
+ Phòng thí nghiệm cao áp
+ Phòng thực hành Kỹ thuật điện tử
+ Phòng thực hành Máy điện và Khí cụ điện
+ Phòng thực hành Bảng điện chính tàu thủy
+ Phòng thực hành các bộ khởi động
Ngoài cơ sở vật chất được Nhà trường trang bị kể trên, tập thể giảng viên của Khoa luôn cố gắng duy trì, nâng cao và tự bổ sung trang thiết bị để sinh viên có điều kiện thực hành, thí nghiệm có chất lượng. Trong số các bài thí nghiệm mới có xuất xứ từ các sản phẩm của nhiều sinh viên, học viên cao học khi hoàn thành đồ án, luận văn tốt nghiệp tặng lại cho Khoa.
4. Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
Cùng với công tác giảng dạy, Khoa luôn xác định đây là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Các công trình khoa học của Khoa liên tục phát triển cả về số lượng và chất lượng trong những năm gần đây.
Các công trình khoa học của toàn Khoa (chỉ tính từ 2010 đến 2017) bao gồm:
+ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước : 01
+ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Thành phố : 30
+ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường : 200
+ Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên : 400
+ Các công trình công bố trên báo, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước : 500
+ Các báo cáo khoa học tại các hội nghị khoa học trong và ngoài nước : 92
+ Các bài báo trong Tuyển tập nội san nghiên cứu khoa học Khoa Điện – Điện tử: 200
+ Giáo trình, bài giảng chi tiết, sách tham khảo đã xuất bản: 120
Trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ, Khoa Điện – Điện tử là một trong các khoa của Nhà trường luôn đi đầu trong việc nghiên cứu, chế tạo, sửa chữa các thiết bị tự động tàu thuỷ; tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho các Công ty đóng tàu và các Công ty vận tải biển.
Tính đến thời điểm hiện tại, Khoa đã thực hiện được hàng trăm hợp đồng sửa chữa, tư vấn lắp đặt hệ thống, trang thiết bị điện tự động, vô tuyến điện, nghi khí hàng hải cho các nhà máy đóng tàu và các công ty vận tải biển.
Tham gia thiết kế kỹ thuật (phần điện tự động, thiết bị hàng hải) cho các tàu chở dầu, tàu chở hàng phục vụ huấn luyện của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
Tham gia lắp đặt chuyển giao công nghệ các hệ thống tự động, các trang bị điện cho các tàu đóng mới trong các nhà máy và công ty đóng tàu Việt Nam: Phà Rừng, Bến Kiền, Nam Triệu, Hạ Long, Bạch Đằng, Dung Quất…
5. Định hướng phát triển của Khoa trong thời gian tới
Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường khả năng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, Khoa đã đề ra một số định hướng phát triển trong thời gian tới như sau:
+ Mở rộng quy mô tuyển sinh các hệ Tiến sỹ, Cao học, Đại học; Mở các lớp đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu thị trường; Mở lớp đại học chất lượng cao chuyên ngành Điện tự động công nghiệp từ năm 2016.
+ Tiếp tục triển khai đào tạo Sỹ quan điện theo công ước STCW78/2010 phục vụ cho ngành vận tải biển Việt Nam.
+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ học vấn cao, vững vàng chuyên môn, giỏi ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.
+ Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học của giảng viên, học viên và sinh viên theo hướng gắn kết khoa học với thực tiễn, phát triển các hướng học thuật mới theo kịp sự thay đổi của khoa học kỹ thuật trong khu vực và thế giới. Đăng tải các bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI, Scopus.
+ Duy trì, đẩy mạnh các mối quan hệ truyền thống với các cơ sở sản xuất, các công ty, nhà máy đóng tàu để thực hiện các dự án chuyển giao công nghệ; mở rộng địa bàn lao động sản xuất không những trong ngành công nghiệp tàu thủy mà cả trong những ngành khác trên bờ.
6. Các hướng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của Khoa Điện – Điện tử
– Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
– Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ công tác kiểm toán, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
– Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ các hệ thống phát, truyền tải, cung cấp điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống chống sét, hệ thống an ninh, an toàn điện.
– Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ các hệ thống điều khiển tự động điện công nghiệp, các hệ thống đo lường và bảo vệ hệ thống điện.
– Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ các hệ thống năng lượng điện, các hệ thống tự động và truyền động điện tàu thủy.
– Nghiên cứu các phương pháp điều khiển chuyển động và định vị tàu thủy đảm bảo tối ưu về năng lượng và chất lượng động học.
– Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ các hệ thống xử lý chất thải, nước thải trong công nghiệp và trên tàu thủy.
– Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ các hệ thống thông tin hàng hải, các hệ thống định vị vệ tinh, các hệ thống anten và truyền sóng.