Tuyển sinh Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa gồm 3 chuyên ngành bao gồm: Điện tự động Giao thông vận tải; Điện tự động công nghiệp, Tự động hóa hệ thống điện.  

I. Chuyên ngành Điện tự động Giao thông vận tải

1. Giới thiệu chuyên ngành

Hiện nay nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực Điện tự động Giao thông vận tải đang rất lớn, đặc biệt là tự động hóa trong lĩnh vực ô tô, tàu cao tốc, tàu thủy… Để đáp ứng nhu cầu thực tế cấp thiết này, Khoa Điện – Điện tử đã cập nhật nội dung cho Chuyên ngành Điện tự động tàu thủy, đổi tên thành Điện tự động Giao thông vận tải và giao Bộ môn Điện tự động tàu thủy phụ trách. Trong suốt quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển, Bộ môn luôn đào tạo ra các kỹ sư có uy tín và vị thế trong xã hội trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong ngành hàng hải, dầu khí, đóng tàu. Các thế hệ sinh viên sau khi ra trường đều có việc làm ngay ở khắp mọi miền đất nước. Trong đó, nhiều sinh viên là những cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, đang giữ trọng trách quan trọng trong các cơ quan Trung ương, địa phương, cũng như các ngành trọng điểm của nền kinh tế nước nhà.  

2. Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Điện tự động Giao thông vận tải có cơ hội thăng tiến, mức lương cao hơn hẳn so với mặt bằng xã hội. Kỹ sư thuộc chuyên ngành đào tạo có kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và tin học để giải quyết độc lập những vấn đề như:

  • Tự động hóa trong công nghiệp ô tô;
  • Tự động hóa trong lĩnh vực tàu cao tốc, tàu hỏa;
  • Làm việc tại các công ty dầu khí, công trình nổi như: Giàn khoan, Kho nổi chứa dầu, tàu dịch vụ dầu khí,…
  • Tuyển vào Hải quân, Cảnh sát biển, Viện kỹ thuật trong quân đội;
  • Nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, khai thác hệ thống điều khiển tự động điện tàu thuỷ;
  • Thiết kế, tư vấn, giám sát thi công, chuyển giao công nghệ cũng như vận hành khai thác  các hệ thống thuộc lĩnh vực tự động hoá công nghiệp;
  • Thực hiện công tác vận hành khai thác, lắp đặt và sửa chữa các hệ thống điều khiển tự động trên tàu thủy;
  • Đáp ứng đầy đủ các điều kiện khi công tác trên tàu viễn dương, nội địa;
  • Kỹ sư Điện tự động Giao thông vận tải có đủ năng lực chuyên môn làm việc trong các Viện nghiên cứu, Viện thiết kế tàu thuỷ; Các cơ sở đào tạo; Các công ty vận tải biển trong nước và Quốc tế; Các nhà máy công nghiệp đóng tàu, công nghiệp ô tô, tàu hỏa và các nhà máy công nghiệp nói chung. Làm việc ngay được với các chuyên gia nước ngoài thuộc lĩnh vực thiết kế, điều khiển tự động ô tô, tàu thủy như: Tập đoàn Damen, Alewịjnse, Praxis, Beijer,…

3. Tại sao chọn chuyên ngành/chương trình này?

Chương trình đào tạo ngành Điện tự động Giao thông vận tải hiện đào tạo trong 4 năm đã khẳng định chất lượng thông qua các điểm đột phá mang tính then chốt sau:

  • Chương trình:

Được xây dựng trên nền tảng vững chắc qua nhiều năm đào tạo đồng thời thường xuyên tham khảo, cập nhật các chương trình tiên tiến của các trường đại học danh tiếng, uy tín hàng đầu trong nước và thế giới.

Chương trình đào tạo được đổi mới toàn diện theo hướng hiện đại và hội nhập, gắn liền đào tạo lý thuyết với kỹ năng thực hành.

Mang tính hiện đại, bám sát với thực tiễn phát triển của khoa học và công nghệ trên thế giới.

  • Môn học và giáo trình giảng dạy:
  • Các môn học mang tính chuyên sâu, trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết, định hướng được nghề nghiệp sau khi ra trường.
  • Chú trọng kỹ năng thực hành theo hướng kiến thức gắn liền với thực tiễn.
  • Phát huy tính sáng tạo, tư duy độc lập cũng như khả năng làm việc theo nhóm.
  • Nâng cao khả năng tiếng Anh chuyên ngành và giao tiếp.
  • Giáo trình: bao gồm các giáo trình của các trường đại học hàng đầu trên thế giới và trong nước cũng như của các giảng viên biên soạn phù hợp với nhu cầu bức thiết về khoa học, công nghệ hiện đại.
  • Đội ngũ giảng viên
  • Bộ môn phụ trách hiện nay có 11 Giảng viên, trong đó có 5 Tiến sĩ (3 PGS) và 6 Thạc sĩ. Giảng viên đều có thâm niên trong nghề, uy tín được khẳng định trong lĩnh vực chuyên môn.
  • Phương pháp giảng dạy hiện đại, lấy người học làm trung tâm.
  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Trang thiết bị, cơ sở vật chất cho học tập, thực hành và nghiên cứu được tăng cường theo hướng toàn diện và hiện đại, gắn liền với thực tiễn nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên, giúp sinh viên tự tin khi làm việc thực tế.
  • Khả năng thăng tiến trong công việc
  • Sinh viên có thể nhận được việc làm ngay trong quá trình học.
  • Sinh viên có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Khả năng làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
  • Cơ hội thăng tiến, gia tăng lương và thu nhập trong công việc.
  • Môi trường năng động
  • Bộ môn hiện nay có các mối quan hệ thân thiết với các công ty đóng tàu, công ty sản xuất công nghiệp trong và ngoài nước. Hàng năm có nhiều suất học bổng, cơ hội việc làm cho các thực tập sinh tại công ty Alewijnse, Praxis, LG,…
  • Có cơ hội được du học tại các trường hàng đầu của Hàn Quốc khi có đủ chuẩn ngoại ngữ.
  • Tham gia các hoạt động của các câu lạc bộ trong và ngoài khoa như: Câu lạc bộ mạch điện tử, tin học, ngoại ngữ, …

 

 
Đội ngũ giảng viên chuyên ngành Điện tự động giao thông vận tải

II. Chuyên ngành Điện tự động công nghiệp

1. Giới thiệu chuyên ngành

Chuyên ngành Điện tự động công nghiệp là chuyên ngành nghiên cứu và triển khai hệ thống điều khiển và tự động các dây chuyền sản xuất công nghiệp. Tự động hóa đảm bảo cho việc điều khiển một cách nhanh chóng, chính xác đạt hiệu suất cao với các dây chuyền sản xuất phức tạp, mang tính chính xác, khuôn mẫu.

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước ta đang bước vào giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, bất cứ ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần đến tự động hóa. Phải khẳng định rằng, tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ngành này luôn có thu nhập cao và không bao giờ sợ thất nghiệp trong hiện tại và cả tương lai.

Có thể hiểu, Điện tự động công nghiệp là chuyên ngành nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (xi măng, sắt thép, nước giải khát, dược phẩm,…); thiết kế, điều khiển và chế tạo robot; quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động…

Nếu theo học chương trình đào tạo Kỹ sư Điện tự động công nghiệp, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng chuyên môn thuộc một trong các lĩnh vực như Điều khiển các thiết bị và hệ thống tự động; Tự động hóa sản xuất và truyền thông trong công nghiệp; Lĩnh vực chế tạo và điều khiển robot;...

2. Tại sao chọn chuyên ngành/chương trình này?

Chương trình đào tạo chuyên ngành Điện tự động công nghiệp đã khẳng định chất lượng của mình thông qua các điểm nổi trội dưới đây:

Chương trình đào tạo được xây dựng từ các trường Đại học hàng đầu và được cập nhật hàng năm theo tiến trình  phát triển chung trong lĩnh vực Tự động hóa.

Chương trình đào tạo cung cấp cho sinh viên:

1) Kiến thức nền tảng về điện tự động công nghiệp trong các nhà máy, các khu công nghiệp và cảng biển, tự động hóa các dây chuyền sản xuất, các dự án công nghiệp tự động hóa.

2) Năng lực CDIO: hình thành ý tưởng (C - Conceive), thiết kế (D - Design), thực hiện (I - Implement), vận hành (O - Operate) và bảo dưỡng các hệ thống tự động hóa trong công nghiệp.

3) Hiểu biết về tầm quan trọng việc nghiên cứu và phát triển công nghệ tự động hóa trong công nghiệp.

3) Có đủ 4 nhóm CĐR phù hợp với mục tiêu chung:

Kiến thức và lập luận ngành;

Kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp và phẩm chất;

Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp;

Kỹ năng hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành.

 

Môn học và giáo trình giảng dạy:

Thông tin chi tiết và môn học luôn được cung cấp đầy đủ cho sinh viên khi bắt đầu môn học.

Các môn học được xây dựng trên cơ sở gắn với thực tiễn sản xuất công nghiệp và thường xuyên cập nhật các kiến thức mới.

Chú trọng kỹ năng thực hành. Trong mỗi học kỳ, đều đảm bảo học phần có thí nghiệm, bài tập lớn và đồ án môn họcgiúp sinh viên phát triển kỹ năng thực hành, khả năng tự học và làm việc theo nhóm.

Nâng cao khả năng tiếng Anh chuyên ngành.

Mối quan hệ với doanh nghiệp:

Hỗ trợ sinh viên tham gia một đợt thực tập tốt nghiệp trong thời gian 2 tháng tại các Nhà máy.

Tạo điều kiện để sinh viên tham gia các buổi Hội thảo, giới thiệu thiết bị mới của các Công ty, Nhà cung cấp thiết bị trong và ngoài nước.

Nâng cao khả năng tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

III. Chuyên ngành Tự động hóa hệ thống điện

1. Giới thiệu chuyên ngành

Chuyên ngành Tự động hóa hệ thống điện là sự giao thoa của hai chương trình đào tạo là Kỹ thuật điều khiển, tự động hóa và Hệ thống điện. Do đó, chuyên ngành sẽ mang trên mình những đặc điểm ưu việt nhất của hai lĩnh vực trên nhằm phục vu cho nhu cầu phát triển nguồn năng lượng điện cũng như hiện đại hóa các ngành công nghiệp rộng lớn trên cả nước. Cấu trúc logic và khoa học của chương trình đào tạo sẽ trang bị cho sinh viên, người học những nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc cùng với kỹ năng thực hành thành thạo. Tính năng mở và việc tạo ra môi trường tương tác phong phú với thực tế cuộc sống trong chương trình sẽ kích thích tối đa tiềm năng sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo của người học. Tất cả các yếu tố trên làm cơ sở cho tư duy làm việc, nghiên cứu độc lập của người học và hướng đến một nhà khoa học thực thụ trong tương lai..

2. Tại sao chọn chuyên ngành?

Chuyên ngành/chương trình đào tạo Tự động hóa hệ thống điện đã khẳng định được chất lượng của mình thông qua các điểm nổi trội dưới đây:

-  Được xây dựng, tích hợp từ chương trình đào tạo của các trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu trên thế giới.

-  Được liên thông, cập nhật thường xuyên theo xu thế phát triển của khoa học và công nghệ trên thế giới.

-  Đáp ứng được các tiêu chuẩn kiểm định độc lập có uy tín.

Thông tin chi tiết về môn học, về giáo trình giảng dạy luôn được cung cấp đầy đủ cho sinh viên khi bắt đầu môn học.Các môn học sẽ phát triển tư duy, năng lực và cung cấp các kiến thức:

-  Về các phần tử cấu thành, về nguyên lý phương pháp phân tích hoạt động và thiết kế/thi công các hệ thống phát, truyền tải, đặc biệt là phân phối và tiêu thụ điện năng, hệ thống lưới điện thông minh Smart Grid, HVDC, FACT, hệ thống chiếu sáng, hệ thống chống sét, hệ thống an ninh, an toàn điện.

-  Về nguyên lý và các phương pháp phân tích hoạt động các mạch điện tử tương tự và số, vi xử lý, vi điều khiển, mạch điện tử công suất, các thiết bị biến đổi điện năng dùng trong công nghiệp.

-  Về nguyên lý và tính năng của các thiết bị điện trong công nghiệp để tính toán, thiết kế, sửa chữa, phát huy hết năng suất và đảm bảo tính năng vận hành tối ưu của thiết bị trong hệ thống và tiết kiệm năng lượng.

-  Về nguyên lý, các phương pháp phân tích hoạt độngvà thiết kế/thi công của hệ thống điều khiển tự động điện công nghiệp qui mô vừa, nhỏ đến lớn, các hệ thống thong tin, đo lường và bảo vệ hệ thống điện, các hệ thống SCADA/EMS, DMS trong hệ thống điện, các hệ thống điều khiển quá trình trong nhà máy điện.

-  Về nguyên lý và các phương pháp phân tích hoạt động của hệ thống cung cấp điện cho xí nghiệp công nghiệp, khu công nghiệp, hệ thống truyền tải phân phối điện cho khu vực và liên khu vực.

Chú trọng kỹ năng thực hành kết hợp với bài tập, bài tập lớn, bài luận để sinh viên ứng dụng lý thuyết vào các hệ thống thực tế. Cấu trúc của giáo trình sẽ phát huy khả năng tự học và học theo nhóm của sinh viên. Ngoài ra, còn nâng cao khả năng tiếng Anh chuyên ngành đặc thù.

3. Cơ hội việc làm

Với nền tảng kiến thức vừa rộng và sâu, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc với nhiều vị trí khác nhau theo nhu cầu của xã hội, như tại các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc trong các công ty điện lực, nhà máy điện, nhà máy sản xuất công nghiệp, viện nghiên cứu với các chức danh sau

  • Kỹ sư thiết kế tự động hóa hệ thống điện
  • Kỹ sư thi công xây lắp tự động hóa hệ thống điện
  • Kỹ sư sản xuất truyền tải điện năng
  • Kỹ sư vận hành, phân phối, cung cấp điện năng
  • Kỹ sư tự động hóa nhà máy, công nghiệp
  • Bảo trì hệ thống điện
  • Giảng viên, nghiên cứu viên.

Danh sách các doanh nghiệp tiêu biểu mà sinh viên đã thực tập hoặc đi làm

- Điện lực thành phố, các quận, huyện thuộc thành phố Hải Phòng, các tỉnh, khu vực phía bắc

- Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1,2

- Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê

- Nhà máy xi măng Hải Phòng

- Khu công nghiệp tại Hải Phòng và các tỉnh lân cận